Searching...
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

7 cách tuyệt vời để bắt đầu bài thuyết trình

Thu hút sự quan tâm của khán giả ngay từ đầu buổi thuyết trình bằng chỉ dẫn sau đây và bạn sẽ có một sự khởi đầu hiệu quả
Tạo quan hệ
Nếu bạn có khả năng khiến cho khán giả khá thư giãn ngay từ ban đầu thì họ sẽ dễ dàng  hơn nhiều trong việc chấp nhận các ý tưởng và thông tin mà bạn định truyền đạt. Và nếu khiến khán giả nhận thức bạn vừa là một cá nhân vừa là một chuyên gia về chủ đề đang thuyết trình thì bạn sẽ tạo nên yếu tố cá nhân vô giá vào mối quan hệ diễn giả – khán giả.
Do đó, thay vì dành thời gian ban đầu để thử micro hay chạy thử các slide, hãy cảm ơn các khán giả đã tham gia và miêu tả tại sao các tài liệu sắp trình bày lại hấp dẫn bạn đến vậy. Với ánh mắt nhìn thẳng vào người nói và nụ cười thường trực trên môi, hãy giải thích tại sao chủ đề này nên được khán giả quan tâm; và nếu có thể minh họa cách mà ý tưởng của bạn sẽ làm công việc của khán giả dễ dàng hơn, họ sẽ sớm bị thuyết phục rằng đáng để tập trung vào bài thuyết trình của bạn.
Sử dụng hình ảnh
Khi bắt đầu bài diễn thuyết, hãy chiếu trên nền background một hình ảnh độc đáo. Chọn cẩn thận hình minh họa thu hút được trí tưởng tượng của khán giả và từ đó chuẩn bị tâm trí để tiếp thu các thông tin tiếp theo. Ví dụ, nếu thuyết trình về một chủ đề học thuật như thần thoại Hy Lạp thì một bản đồ Địa Trung Hải có thể giúp cho khán giả cảm nhận được không khí lịch sử. Mặt khác, nếu thuyết trình tập trung vào dự đoán doanh số năm tới, bạn có thể muốn có một biểu đồ kết hợp logo và chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu làm khéo léo, cách tiếp cận này sẽ vừa thể hiện năng khiếu tưởng tượng của bạn, vừa thuyết phục được khán giả rằng bạn hoàn toàn tin tưởng vào những điều sắp trình bày.
Nói về tổng quan
Sự thật là mức độ tập trung của khán giả thường cao nhất vào đầu và cuối buổi thuyết trình. Khi ghi nhớ điều này, lúc khởi đầu là cơ hội lý tưởng cho bạn nắm bắt sự chú ý và để thuyết phục họ rằng sự chú ý của họ sẽ được đền đáp bằng những hiểu biết mới mẻ vô giá về chủ đề đang trình bày.
Do đó, dành chút thời gian để giải thích chi tiết về các vấn đề sẽ thảo luận và nhấn mạnh vào tầm quan trọng bài nói của bạn. Nói thêm về những cách mà những kiến thức bạn sắp chia sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống hày ngày của khán giả, và nói về thời gian biểu của buổi thuyết trình. Việc lắng nghe đòi hỏi phải năng lượng, và bạn sẽ thấy rằng các khản giả sẽ chuẩn bị tốt hơn để tham dự nếu biết buổi thuyết trình kéo dài bao lâu.
Đề cập tới người khác
Ngay từ ban đầu, bằng việc đề cập tới một nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn – và minh họa sự tương đồng trong phương pháp của họ với của bạn – bạn sẽ dễ dàng nhận được lòng tin hơn. Ví dụ, nếu chủ đề thuyết trình là viễn thông, bạn có thể nhắc tới những sản phẩm của Steve Jobs. Hoặc nếu nói về Cách mạng công nghiệp, bạn sẽ cần trích dẫn lời của những nhà sử học có tiếng.
Kể một giai thoạiNếu bắt đầu bài diễn thuyết bằng phong thái quá kiểu cách của dân kinh doanh thì khả năng mất đi sự tập trung của khán giả là rất cao. Thậm chí là những thuyết trình nghiêm túc nhất cũng có thể hưởng lợi từ những câu chuyện trước khi slide bắt đầu chạy, đặc biệt nếu các câu chuyện đó chứa những yếu tố cảm xúc có thể xây dựng lòng tin và mối quan hệ.
Tuy vậy, các câu chuyện của bạn cần liên quan tới chủ để sắp trình bày và cũng đừng ngại sử dụng phép loại suy bất cứ khi nào nó giúp bạn thể hiện được quan điểm. Và nhớ rằng toàn bộ mục đích câu chuyện của bạn là khấy đảo không khí, tạo sự hứng thú và lạc quan, và bạn sẽ cần đảm bảo rằng câu chuyện đó kết thúc có hậu.
Phong cách riêng
Nếu bạn có thể thể hiện sự  tự tin và nhiệt tình ngay từ những giây phút đầu tiên thì khán giả của bạn càng sẵn lòng chấp nhận rằng bạn thực sự biết những điều sắp nói. Kết quả là, họ sẽ chuẩn bị để dành toàn bộ sự chú ý cho bạn và tâm trí họ sẽ cởi mở hơn với chủ đề.
Một cách tuyệt vời để thể hiện cảm hứng là thông qua ngôn ngữ cơ thể tinh tế. Thuyết trình với nhịp điệu như khi trò chuyện, đầu hướng về khía khán giả, vòng tay mở rộng và có thể đi quanh sân khấu nếu thấy thoải mái. Hoạt động thể chất của bạn sẽ đánh động khán giả và các cử động của bạn sẽ giúp thể hiện nhiều hơn về quan điểm đang trình bày.
Bàn tay của bạn, công cụ giao tiếp kỳ diệu, có thể được sử dụng đồng bộ với những từ bạn đang thể hiện để gây ảnh hưởng tới tâm trạng của khán giả. Ví dụ, mặt hướng về phía trước, lòng bàn tay mở rộng thường là biểu hiện sự chân thành từ phía diễn giả, trong khi tư thế 2 tay chắp đằng sau thưởng thể hiện sự tự tin mạnh mẽ. Dù vậy, bất kể bạn làm gì thì cũng cứ giữ tay tránh xa khỏi môi vì các tư thế tay và môi gần nhau có thể ẩn ý về sự ngượng ngùng, mệt mỏi và tệ hơn cả là sự lừa dối.
Trích dẫn một thành công
Bằng cách sử dụng một thành công kinh doanh hoặc cá nhân trước đó, bạn sẽ vừa thể hiện sự giàu có về tri thức, vừa tạo sức nặng cho những thông tin sắp trình bày. Để có tác động tối đa, hãy luôn cung cấp bối cảnh tổng thể của thành công bằng những câu hỏi. Do đó, nếu trình bày chi tiết về doanh số bán laptop của công ty trong năm vừa rồi thì đừng quên thể hiện tầm quan trọng của những con số này bằng số liệu về thị trường laptop thế giới, so sánh thị phần với đối thủ. Điều này sẽ giúp khán giả  nắm bắt được tầm thành công của bạn, và do đó đánh giá cao những tư duy đằng sau bất cứ mục tiêu tương lai nào mà bạn trình bày.
(TuanAdamo)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!